
Phẫu thuật cắt thắng lưỡi là gì?
Cắt thắng lưỡi là phẫu thuật giải phóng phần thắng lưỡi bị dính, làm hạn chế sự di động của lưỡi. Phẫu thuật được thực hiện khi trẻ có hiện tượng dính thắng lưỡi (dính hãm lưỡi – cứng lưỡi) bẩm sinh.
Phát hiện trẻ bị dính thắng lưỡi như thế nào?
Tùy thuộc vào lứa tuổi và mức độ dính thắng lưỡi nhiều hay ít, dính thắng lưỡi sẽ có biểu hiện như sau:
- Đầu lưỡi không thè ra ngoài môi được hoặc không thể chạm vào vòm miệng.
- Đầu lưỡi trẻ hình trái tim hoặc chữ V khi trẻ khóc hoặc thè lưỡi.
- Răng cửa hàm dưới có thể bị nghiêng hoặc hoặc hở.
- Trẻ thường bú khó, bú lâu. Trẻ thường phát âm khó khăn.

Khi nào cần phẫu thuật cắt thắng lưỡi?
Khi ảnh hưởng tới phát âm, nói ngọng (đặc biệt các âm r, t, l, ch, s …)
Khi ảnh hưởng tới chức năng nuốt, chức năng bú (làm cho trẻ sơ sinh khó bú và gây đau núm vú của mẹ)
Khi làm lệch lạc răng và gây ảnh hưởng xấu tới mô nha chu của các răng cửa hàm dưới.
Tùy vào loại và mức độ dính thắng lưỡi, thủ thuật có thể thực hiện sớm hoặc đợi đến thời điểm phù hợp. Những trường hợp nặng, cắt thắng lưỡi sớm có thể hạn chế ảnh hưởng đến việc ăn uống và phát âm của trẻ.
Có những phương pháp cắt thắng lưỡi nào?
Có thể cắt phanh lưỡi bằng các phương tiện
- Bằng kéo/dao thường
- Bằng dao điện
- Bằng dao laser
- Bằng dao Plasma
Tuy nhiên, chúng tôi khuyến cáo nên sử dụng dao Plasma bởi những ưu điểm vượi trội sau.
Cắt thắng lưỡi bằng dao Plasma có ưu điểm gì?
Dao Plasma sử dụng dòng diện tạo ra một đám mây dẫn điện bao quanh thiết bị cắt bằng sóng điện từ có tần số rất cao. Đám mây này bao gồm các hạt ion tích điện, hơi nước truyền năng lượng ở mức thấp để loại bỏ phần thắng lưỡi bị dính.
Cắt thắng lưỡi bằng dao Plasma được các bác sỹ đánh giá có nhiều ưu điểm:
Thời gian thực hiện nhanh: dưới 5 phút.
Cần chuẩn bị gì cho phẫu thuật?
Hãy cho bác sỹ biết các loại thuốc mà trẻ đang sử dụng, tình trạng dị ứng mà trẻ từng mắc phải. Bạn cần khám đánh giá mức độ dính thắng lưỡi, xét nghiệm máu…. Nếu đã có kết quả từ lần khám trước, bạn nên mang theo để sử dụng nếu cần.
Trước khi phẫu thuật, trẻ không được ăn trước phẫu thuật 2 giờ, có thể uống ít sữa trước phẫu thuật 30 phút. Bạn cần thông báo cho bác sỹ nếu trẻ chảy mũi, hắt hơi hoặc sốt…
Sau phẫu thuật cần chăm sóc và theo dõi thế nào?
Thông thường cắt thắng lưỡi không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Trẻ có thể sinh hoạt, ăn uống bình thường. Tuy nhiên trẻ cần được theo dõi và vệ sinh tại chỗ để tránh nhiễm trùng:
- Tại vị trí cắt có thể xuất hiện một ít giả mạc màu trắng, nhưng không phải nhiễm trùng. Giả mạc sẽ bong dần sau 7 ngày.
- Chấm nhẹ tại vết mổ sau ăn bằng betadine hoặc các dung dịch súc họng miệng.
- Cho trẻ ăn uống đồ mềm, nguội, uống nhiều sữa, nước. Tránh đồ chua, cay, không cho trẻ cắn hoặc ngậm vật cứng vào miệng để tránh gây chảy máu.
- Hướng dẫn trẻ tập một số bài tập vận động lưỡi. Với trẻ nhỏ, bố mẹ giúp trẻ vệ sinh phần dưới lưỡi, hướng dẫn trẻ đưa lưỡi lên trên. Với trẻ lớn, hướng dẫn trẻ thè lưỡi ra phía trước, đưa lên trên.