Hạt xơ dây thanh – có cần phẫu thuật?


Hạt xơ dây thanh là gì?

Hạt xơ dây thanh hay u xơ thanh quản là tình trạng xuất hiện các khối xơ nhỏ ở dây thanh. Chúng thường mọc đối xứng nhau nằm ở giao điểm giữa ⅓ trước và 2/3 sau dây thanh. Bệnh thường xuất hiện ở những nghề sử dụng giọng nhiều như ca sĩ, giáo viên, người bán hàng, quản đốc phân xưởng…. Bệnh thường gặp ở nữ giới hơn nam giới.

Nguyên nhân dẫn đến hạt xơ dây thanh?

Sử dụng giọng nói liên tục, làm cho các niêm mạc không còn khả năng co hồi, các mô tăng sinh dẫn tới sự xuất hiện của các hạt xơ, u xơ ở dây thanh.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng gây hạt xơ dây thanh như:

  • Viêm thanh quản, viêm họng, viêm xoang mạn tính mà chưa được điều trị dứt điểm
  • Thường xuyên sử dụng rượu, bia và các chất kích thích
  • Trào ngược dạ dày thực quản, trào ngược họng- thanh quản kéo dài

Các biểu hiện của hạt xơ dây thanh?

Người bị hạt xơ dây thanh thường có những biểu hiện sau:

Khàn tiếng

Khàn tiếng là biểu hiện hay gặp nhất. Sự xuất hiện của các nhân xơ làm cho dây thanh rung không đều, thậm chí khép không kín. gây ra tình trạng khàn tiếng hoặc mất tiếng.

Bên cạnh đó bệnh nhân có thể hay hắng giọng, rát họng.

Xuất hiện hạt xơ ở thanh quản

Thông qua các hình ảnh nội soi trong quá trình thăm khám, các bác sĩ có thể phát hiện hạt xơ thanh quản như sau:

  • Hai bên dây thanh xuất hiện các hạt tròn, nhỏ, màu trắng như hạt gạo đối xứng nhau ở giao điểm giữa ⅓ trước và 2/3 sau dây thanh dây thanh
  • Dây thanh không khép chặt khi phát âm
  • Trên bề mặt của dây thanh có các dịch nhầy

Điều trị hạt xơ dây thanh thế nào?

Để khắc phục các triệu chứng cũng như ngăn ngừa các biến chứng khó lường nêu trên, người bệnh cần điều trị hạt xơ dây thanh càng sớm càng tốt. Vậy hạt xơ dây thanh quản chữa như thế nào?

Điều trị hạt xơ dây thanh bằng thuốc

Uống thuốc là cách thường được dùng để hạn chế sự phát triển của hạt xơ và làm giảm các triệu chứng của bệnh. Bên cạnh đó có thể phối hợp luyện giọng để cải thiện tình trạng khàn tiếng, hạn chế sự phát triển của hạt xơ.

Một số loại thuốc và phương pháp hỗ trợ được chỉ định cho người bị hạt xơ dây thanh như sau:

  • Hạn chế sử dụng giọng nói là phương pháp quan trọng nhất.
  • Phối hợp luyện giọng phù hợp với từng bệnh nhân để điều trị và phòng bệnh.
  • Sử dụng một số loại thuốc kháng viêm. Kháng sinh hầu như không có giá trị điều trị hạt xơ dây thanh.
  • Súc họng thường xuyên bằng nước muối Nano Bạc
  • Tránh uống nước đá lạnh hay sử dụng các chất kích thích như rượu, bia….
  • Uống nhiều nước để không bị khô cổ họng
  • Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, hóa chất hay khói thuốc lá.

Phẫu thuật nội soi cắt hạt xơ dây thanh

Phẫu thuật nội soi cắt hạt xơ dây thanh sử dụng các dụng cụ vi phẫu thuật, lấy bỏ hạt xơ dây thanh dưới nội soi và kính hiển vi. Đây là loại phẫu thuật an toàn, hiệu quả trong điều trị hạt xơ dây thanh.

Hạt xơ dây thanh có cần phẫu thuật không?

Một bạn giáo viên hỏi bác sỹ

Tôi làm giáo viên mầm non được 5 năm, khoảng 6 tháng nay thường xuất hiện nói hụt hơi nhiều, giọng khàn. Từ khi nghỉ dịch đến giờ giọng tôi đỡ khàn hơn, nhưng nói vẫn mệt. Ở trường tôi đã có nhiều chị cũng bị vậy và phải mổ hạt xơ dây thanh.

🤔 Liệu có phải tôi bị hạt xơ dây thanh không?

🤔 Có thể điều trị bệnh mà không cần phẫu thuật không?

Kết quả sau điều trị không phẫu thuật

👉 Dưới đây là kết quả điều trị không cần phẫu thuật của bệnh nhân bị hạt xơ dây thanh tại phòng khám Thường Diệp. Hình ảnh này chính là câu trả lời dành cho cô giáo. Chỉ khi nào điều trị tích cực trên 3 tháng mà tình trạng khàn tiếng và hạt xơ vẫn còn, bác sỹ mới cần chỉ định phẫu thuật cho bạn.

Hạt xơ dây thanh điều trị không cần phẫu thuật
Hạt xơ dây thanh cải thiện sau điều trị nội khoa tại phòng khám Thường Diệp

Cách phòng ngừa hạt xơ dây thanh

Để đề phòng hạt xơ dây thanh, bác sĩ khuyến cáo:

  • Không nên sử dụng giọng nói quá mức như ca hát, la hét, gằn giọng. Đối với các công việc đòi hỏi phải nói nhiều, nói liên tục thì nên sử dụng các thiết bị hỗ trợ như micro, loa… và nên thả lỏng cơ vùng cổ, trùng cổ xuống khi nói.
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng họng, miệng để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, gây ra các bệnh về hệ hô hấp.
  • Không nên uống nhiều bia rượu, không hút thuốc lá và hạn chế tối đa việc tiếp xúc với khói bụi hay môi trường ô nhiễm. Cần đeo khẩu trang và che chắn cẩn thận khi làm việc trong môi trường chứa nhiều chất độc hại.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, uống đủ nước, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch.
  • Hạn chế tiếp xúc hoặc đeo khẩu trang khi đến gần người mắc bệnh hô hấp để tránh lây nhiễm, nhất là bệnh viêm thanh quản.
  • Điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản và bệnh lý trào ngược họng- thanh quản nếu có.